02/04/2014

BIỂU TÌNH NỔ RA KHẮP NƠI

Biểu tình nổ ra khắp nơi báo hiệu sự thay đổi đột biến trong năm 2014?
Bút Tre -CTV Dân Luận

Liên tục trong những ngày gần đây nhiều cuộc biểu tình phản đối của người dân đã diễn ra trên khắp các miền đất nước, thu hút sự chú ý của truyền thông lề trái và mạng xã hội.

Tại Ninh Thuận

Đầu tiên là cuộc biểu tình của người dân Ninh Thuận phản đối khai thác titan tại đây. Được biết UBND tỉnh Ninh Thuận cấp phép cho Công ty TNHH Quang Thuận khai thác Titan ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, với phê duyệt diện tích khai thác 87ha. Hậu quả của việc khai thác titan là gây ô nhiễm môi trường sống trầm trọng cho người dân nơi đây. Nghiêm trọng hơn nữa là việc khai thác quặng Titan đã khiến cho mạch nước ngầm ở đây bị sụt, người dân không có nước sạch để sinh hoạt.
Trước nguy cơ đó, người dân đã xuống đường biểu tình phản đối, trước đó dân cũng khiếu nại và phản đối nhưng không có kết quả. Bức xúc với việc nhà cầm quyền xem nhẹ mạng sống của người dân để trục lợi. Người dân tại đây đã đập phá nhà của chủ công ty TNHH Quang Thuận, một số người dẫn đầu bị bắt.
hinh_1.jpg

Vì sao xung đột với dân trong các dự án “kinh tế-xã hội”?


Dân bị bắt, chính quyền tiếp tục cho công ty khai thác trở lại, mặc cho đời sống của người dân rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Với những bức xúc đó, ngày 27, 28 tháng 3 người dân Ninh Thuận tiếp tục xuống đường biểu tình. Để đối phó với người dân, nhà cầm quyền Ninh Thuận đã đồng loạt điều động các lực lượng công an, cảnh sát cơ động để trấn áp. Với những bất bình đè nén bấy lâu, người dân đã quyết tâm không lùi bước và phản kháng cuộc trấn áp của lực lượng công an. Hậu quả của cuộc đụng độ là 2 thiếu úy cảnh sát bị thương, chưa kể trước đó hai ngày đã có 4 cảnh sát cũng phải nhập viện do trấn áp cuộc biểu tình.

Tại Hà Tĩnh

Tiếp nối cuộc biểu tình tại Ninh Thuận, ngày 29 tháng 3 Tại huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh hàng ngàn người dân cũng đồng loạt biểu tình chống cưỡng chế. Được biết, tại Vũng Áng, Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh là chốt điểm lâu nay người Trung Quốc vẫn ồ ạt đổ về đây kinh doanh, sinh sống. Có những lời bình luận rằng, bước vào vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh như bước vào một thành phố của Trung Quốc. Bởi vì nơi đây rất đông người Trung Quốc và dày đặc các bảng hiệu kinh doanh của người Trung Quốc. Được biết đa số người Trung Quốc làm việc tại đây không có giấy phép lao động.
hinh_2_0.jpg
Theo một số thông tin cho hay, cuộc biểu tình tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh nổ ra từ việc nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Vì cho rằng quyết định cưỡng chế này là trái phép, người dân đã không chấp nhận và đồng loạt phản đối dữ dội. Điều đáng nói ở đây là cuộc biểu tình này không chỉ là những người nằm trong diện cưỡng chế, mà cả những người không nằm trong diện cưỡng chế cũng tham gia, theo người dân nơi đây cho biết số người biểu tình trong ngày 29/3 lên tới hơn 3000 người. Còn về phía nhà cầm quyền đã tập trung đủ các thành phần công an, cảnh sát, xe cứu thương để sẵn sàng cho việc cưỡng chế, đàn áp.
Đã xảy ra xô xát giữa người dân với lực lượng công quyền khiến cho chủ tịch huyện, Nguyễn Văn Bổng, hai cảnh sát cơ động cùng với một nhân viên điện lực bị thương.

Tại Nghệ An

Cũng trong chuỗi ngày đó, một nguồn tin trên mạng xã hội Facebook cho hay, ngày 28 tháng 3 tại Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An cũng nổ ra một cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân phản đối cưỡng chế. Có 3 người bị bắt nhưng đã được thả ngay sau đó vì sự phản đối dữ dội của người dân nơi đây.
hinh_3.jpg

Tại Dương Nội, Hà Tây

Cũng trong ngày 28 tháng 3, thông tin trên đài RFA cho biết, bà con phường Dương Nội, quận Hà Đông nhận được tin hai người dân bị công an bắt đi từ ngày 26 tháng 3 đã cắn lưỡi tự tử trong đồn. Theo đó, bà con đã cùng nhau kéo đến đồn công an để tìm hiểu thực hư và hỏi lí do. Nhưng không được giải đáp, ngược lại còn bị công an lợi dụng đêm tối đàn áp dã man bà con Dương Nội.
Bản tin cho hay: “khoảng 9:30 thân nhân của ông Trần Văn Sang, một trong hai người bị bắt và được thông báo tự tử ở đồn công an cho biết như sau:
Chiều hôm nay nhận được thông tin chú của cháu cắn lưỡi gần chết nằm trong bệnh viện. Điều đó không biết đúng hay sai, còn nằm bệnh viện cũng không biết bệnh viện nào. Bà con mọi người ra đồn công an đòi người thì công ra ra đuổi. Khi mọi người vào đòi người thì công an bắt thêm bác cháu và bố cháu nữa. Bố cháu là Trần Văn Tú và bác cháu là Trần văn Tuấn.
Hôm bắt chú Trần Văn Sang, anh công an khu vực đưa giấy. Họ bắt từ chiều mà đến tối chín giờ kém 10 mới đưa giấy. Gia đình hoang mang không làm được gì, không đến công an hỏi vì có giấy thông báo bắt tạm giam rồi. Ngày hôm sau có đến đòi người họ nói không biết. Hôm nay họ thông tin chú cháu cắn lưỡi thì mọi người đến đòi người họ lại đánh một người ngất xỉu đưa đi viện.
Thông tin 2 người dân cắn lưỡi tự tử vẫn chưa được xác minh rõ ràng thì ngày 30 tháng 3, theo blog Phe Áo Đỏ cho biết, cũng tại Dương Nội, ngay trên mảnh đất đang tranh chấp của ông Dương Văn Dư, bà vợ của ông là Nguyễn Thị Giang đã bị đánh chảy máu đầu, hung thủ là con của Nguyễn Đình Thục (kẻ được giao đất trái phép).
Được biết bà Giang mang đồ lễ cúng đến thửa đất của bà để cúng và sau khi cúng xong thì bị con của Nguyễn Đình Thục chạy ra cầm gậy đánh mạnh vào đầu bà Giang. Điều đáng nói ở đây là tại hiện trường lúc đó có rất nhiều dân phòng đứng vây xung quanh nhưng không can ngăn tên thanh niên này hoặc chỉ giải vờ can ngăn.
dscn0519.jpg
Với những cuộc đàn áp, những hành động hết phi nhân và phi pháp của nhà cầm quyền địa phương đối với người dân Dương Nội nhưng bà con vẫn một lòng kiên cường đấu tranh đòi quyền lợi cho mình.
...  ...
Trích từ bài viết của Bút Tre trên DÂN LUẬN

Vì sao xung đột với dân trong các dự án “kinh tế-xã hội”?

Kính Hòa
Khu văn phòng của Công ty Quang Thuận bị dân đốt cháy
Vụ việc xảy ra tại Ninh thuận trong những ngày vừa qua lại kéo dài thêm danh sách các dự án kinh tế xã hội tại Việt nam bị cư dân địa phương phản đối, và phản đối một cách bạo lực! Tại sao lại như thế?

Giọt nước tràn ly


 Ngày 20/3/2014, tại thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận xảy ra một vụ lộn xộn, mà theo giới chức trách thì có đến hơn 500 người đã biểu tình phản đối công ty Quang Thuận đang khai thác sa khoáng titan tại địa phương. Theo báo mạng Đời sống và Pháp luật, thì những người dân này đã đập phá ống dẫn nước đãi titan của công ty này. Cuộc biểu tình đã dẫn đến bạo động trong những ngày sau đó khi dân địa phương đập phá máy móc, đốt văn phòng, đuổi đánh công nhân khu vực khai thác, và có đến bốn cảnh sát của lực lượng chức năng bị thương. Vẫn theo tờ báo mạng này thì có đến 6 người dân bị cầm giữ, trong đó có hai người phải chịu lệnh tạm giam 3 tháng, những người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú chờ điều tra.

Theo thông tin đài chúng tôi thu nhận được thì cho đến ngày1/4/2014, khu vực này vẫn còn được lực lượng công an canh gác, không cho người lạ mặt lui tới.

Một trong hai người bị tạm giữ trong ba tháng với tội danh sách động biểu tình có ông Đỗ Văn Đức. Ông Đức đã từng được báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt nam trích lời hồi cuối năm 2012, tức là cách đây gần một năm rưỡi, khi ông lên tiếng cùng dân làng phản đối công ty Quang Thuận khai thác cát titan làm sụt lở đất đai, làm các giếng nước sinh hoạt bị khô cạn. Và điều đáng nói là người dân ở thôn Sơn hải không hề được thông báo về việc khai thác này, mặc dầu giấy phép khai thác của công ty đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp hồi tháng tám năm 2012, tức là trước khi xảy ra vụ lên tiếng phản đối một cách ôn hòa của dân làng Sơn Hải đến tám tháng.

Nay, cuộc phản đối đã không còn ôn hòa, sau một thời gian dài đằng đẵng những người dân nghèo vùng đất cát trắng này chịu cảnh đời sống sinh hoạt bị đảo lộn, lo ngại cát lở, không có nước ngọt để uống.

Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang từ Hà nội cho chúng tôi biết về việc khai thác cát titan và tác động của nó lên môi trường sống của người dân miền duyên hải Trung bộ Việt nam:

 “Sa khoáng titan là một loại khoáng sản có nhiều ở ven biển Việt nam, đặc biệt là phía Trung bộ và Nam Trung bộ. Thường thì nó gần như là lộ thiên, ai cũng có thể xúc đi mà bán. Chính vì việc khai thác dễ dàng như vậy nên nó dễ trở thành vô tổ chức, làm ảnh hưởng cảnh quan sinh thái, tổn hại các rừng cây chắn sóng, làm sụt mực nước ngầm, ô nhiễm trầm trọng cuộc sống của người dân địa phương.”

Việc làm tổn hại môi trường này đã xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Quảng Trị. Và nay tiếp tục diễn ra trên đất Ninh Thuận. Một người dân ở Sơn Hải, nơi công ty Quang Thuận khai thác sa khoáng nói với chúng tôi:

“Nói chung là cái đất đó là cái đất tổ tiên ông bà. Người ta về khai thác quặng titan cũng mấy năm rồi. Hồi trước Tết bị đình chỉ, sau Tết thì làm lại. Cái nguồn nước ở đó bị ảnh hưởng, đó là nguồn nước để mình sinh hoạt mà, đâu có nước máy đâu. Họ khoan xuống đó mấy chục mét để lấy quặng titan, sau rồi cái lòng đất nó bị sụt dần dần, sau này dân lên đó cất nhà ở thì bị sụt làm sao! Rồi ảnh hưởng nguồn nước nữa. Nói chung là ảnh hưởng nhiều mặt lắm, rồi khi lọc quặng titan người ta có bỏ hóa chất gì đó vô nữa.”

Đừng bịt mắt dân

Trong các qui trình để cấp giấy phép thực hiện các dự án kinh tế xã hội tại Việt nam, cũng như nhiều quốc gia khác đều có qui định thực hiện đánh giá tác động mội trường của dự án, mà trong đó phần quan trọng là những tác động tiêu cực đến đời sống cư dân địa phương. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì việc đánh giá tác động môi trường này rất không được tuân thủ. Nhiều chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến môi trường tại Việt nam đều có cùng một nhật xét như vậy. Câu chuyện ở Ninh Thuận thì còn tệ hơn vì những người dân ở đây không được biết trước khi dự án bắt đầu triển khai. Người dân Sơn Hải mà chúng tôi tiếp xúc nói tiếp:

“Nói chung là không đâu. Họ làm là họ cứ làm chứ không có thông báo dân là khai thác cái gì. Nếu mà khai thác cái đó thì phải bắc nước máy cho dân nó dùng đúng không anh? Mà nói chung khi bắc nước máy người dân cũng không có chịu nữa tại vì nó ảnh hưởng cái lòng đất. Họ không nói họp dân họp gì cả, chỉ thấy công ty khai thác cát đen về rồi vô ký giấy tờ với xã.”

Một lý lẽ hay được giới chức cầm quyền đưa ra để biện minh cho các dự án làm tổn hại môi trường địa phương của họ là các dự án này đem đến lợi ích kinh tế xã hội cho địa phương. Hồi năm ngoái tại làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh, một dự án với danh nghĩa phúc lợi xã hội cao là nhà máy nước thải đã bị dân chúng phản đối dữ dội vì họ cho là nó làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Một viện dẫn khác cũng hay được các nhà kinh doanh lẫn cơ quan công quyền sử dụng là các dự án kinh tế tại địa phương tạo ra việc làm. Người dân làng Sơn hải nói với chúng tôi rằng chẳng có người dân địa phương nào được thuê mướn để làm công việc xúc cát cả mà chỉ có công nhân của công ty từ nơi khác đến.

Kỹ sư Phạm Phan Long, người hoạt động nhiều năm trong việc giải quyết các xung đột giữa các dự án kinh tế và cộng đồng dân cư tại California nói với chúng tôi rằng dự án cần giới thiệu từ rất sớm đến ngừoi dân, để họ góp ý vào đó, từ đó tránh những xung khắc giữa nhà kinh doanh với cộng đồng dân cư. Ông nói thêm rằng, trong một xã hội dân chủ và văn minh thì nên thuyết phục chứ không nên cưỡng ép.

Những quyết định từ trên ban xuống không qua ý kiến của dân chúng vẫn còn mạnh nơi những người có quyền quyết định và tiền bạc tại Việt nam. Ngay trong cả giới có học thức. Một giáo viên giảng dạy về môi trường nói với chúng tôi:

“Đánh giá tác động môi trường thì có những điều thấy được nhưng có những điều người ta dự đoán trong tương lai. Thành ra về ý kiến của người dân thì người ta chỉ nhìn thấy cái trước mắt thôi. Người dân không có kinh nghiệm nên cũng không thấy được, nên ý kiến của người dân cũng chỉ dùng để tham khảo.”

Điều người giáo viên nói là đúng vì một nông dân ở Ninh Thuận hay Trịnh Nguyễn không thể hiểu hết được những tác động môi trường của nhà máy điện hạt nhân được dự tính xây dựng tại Ninh Thuận trong tương lai. Nhưng việc họ không có nước uống và không thể cất nhà thì chẳng lẽ lại là điều khó thấy ? Và sự hy sinh của họ không được đền bù bằng cái gì cả.

Trong ngôn ngữ tuyên truyền gần đây của đảng cộng sản Việt nam thường có câu: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Ngay từ bước đầu tiên là Dân biết dường như cũng đã khó khăn rồi. Vậy cũng sẽ khó tránh khỏi những xung đột dẫn đến bạo lực sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Theo RFA

4 commentaires:

  1. lại một hình thức tuyên truyền chống nhà nước đây mà...từ một vài sự kiện mà những kẻ chống phá này thổi phùng lên rồi thêm mắm thêm muối vào để tuyên truyền với mục đích truyền thống là chống phá nhà nước.nhà nước sai thì người dân có ý kiến đóng góp sửa đổi nhắc nhở cho nhà nước sửa chữa là đúng nhưng ở đây hoàn toàn không như thế mà luôn mang hàm ý chống phá thôi à. Hơn nữa mấy cái đài RFA,.. toàn là những cái đài của những kẻ phản động nên thông tin mà chúng đưa ra hầu như đều được thổi lên thêm bới để lệch hướng nhận thức của dân

    RépondreSupprimer
  2. Dân đâu có ngu dữ vậy Lê Hoàng, còn thông tin 1 chiều của 700 cơ quan báo chí ngôn luận của đảng Cộng sản thì sao? tiêu xài tiền thuế của dân, suốt ngày ra rả, uốn vặn sự thật thì sao? Nhà nước như cái nhà mà cột kèo bị mối xông nhiều năm mục rữa hết rồi, chỉ còn cái vỏ bên trong thành đất hết rồi. Hư hỏng từ nóc, từ cấp trung ương tới làng xã, đi đâu cũng thấy 1 bầy sâu tham nhũng thì làm sao mà sửa hả Lê Hoàng?

    RépondreSupprimer
  3. Cộng sản là tập hợp những Con không có tính người

    RépondreSupprimer
  4. quyen bien bang du cach de cuop cua dan ..chung no biet dat nuoc sap chien t nen thang nao cung ky du an de chia chac tien sau ma tau thoats day chi kho cho dan thoi

    RépondreSupprimer